• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Kết quả tìm kiếm

  1. U

    Non nước Ninh Bình

    Trong thung Nấu Rượu có một đường lên đỉnh núi, với những chòi gỗ dừng chân. Bạn đồng hành không leo nổi nên tớ cũng đành ngó lên vậy thôi. Từ thung này, trèo qua một "quèn" đá là vào thung Đền Trần. Đường lát đá dễ đi, nhưng hiển nhiên là phải trèo rồi.
  2. U

    Non nước Ninh Bình

    Thung Nấu Rượu Nghe đã thấy say
  3. U

    Non nước Ninh Bình

    Từ thung Sáng, đò luồn qua hang Sáng, thì đến một thung rất rộng nữa là thung Lồng Vài. Thung này bốn phía có 4 cửa hang là hang Sáng, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, và một hang nữa không nằm trong tuyến đi. Hang Nấu Rượu mang tên đó vì trong hang có nguồn nước ngọt trong, và nhiều dấu tích của...
  4. U

    Non nước Ninh Bình

    Những quả núi đá vôi địa hình caste có nhiều hang động ngóc ngách là điều thông thường. Nhưng điều đặc biệt nhất của khu vực này, đó là các hang động đều nằm ở cùng một độ cao, có đáy hang và trần hang chênh lệch nhau không đáng kể, nghĩa là gần như hoàn toàn đồng phẳng ! Chị lái đò kể rằng...
  5. U

    Non nước Ninh Bình

    Trong hang Tối, nước nhỏ giọt khắp nơi. Hang dài quá, lại vì mấy hôm mưa nước lên cao khiến chỗ đi được thuyền rất hẹp, chỉ có thể đi từng chiếc luồn lách. Hiện tại còn ít khách, nếu đông thuyền thì không biết còn chen nhau thế nào. Mỗi thuyền có một chiếc đèn pin để soi, thuyền tớ í ới kêu nhau...
  6. U

    Non nước Ninh Bình

    đền Trần Bên sườn núi trong thung, có một tòa tam quan mới dựng, đường bậc thang dẫn xuống bờ nước. Đây là một trong ba lối vào đền Trần ở sâu trong lòng núi. Một đường bộ dài mấy cây số nối ra ngoài, một đường thủy khác gần hơn. Chị lái đò kể rằng mấy năm nay, năm...
  7. U

    Non nước Ninh Bình

    Thung Rời phủ Đột, sau một khúc cong, dần mở ra một cảnh tuyệt vời. Một mặt hồ nước mênh mông xanh thẳm, vây quanh là núi đá cao trập trùng. Mỗi vùng nước thế này gọi là một Thung, và đều có tên. Không nhớ chị lái đò gọi đây là thung gì nữa. Điều đặc biệt hơn là chính ở...
  8. U

    Non nước Ninh Bình

    Phủ Đột Thuyền lướt đi trên mặt nước, theo nhịp chèo đều đặn của chị lái đò. Tớ ngồi mũi thuyền thả hai chân xuống nước một tẹo, để cảm thấy nước trong vắt luồn vào chân, lượn qua chân, mà không làm cho người chèo vất vả. Qua một khúc quanh, hiện ra "đền Trình", một ngôi...
  9. U

    Non nước Ninh Bình

    Bến đò Sào Khê. Những chiếc đò được làm giống nhau, vừa đủ để vào các hang bé nhất. Người lái đò là dân xã này, sau khi làm thành khu du lịch không còn trồng lúa được nữa. Nhưng có đến 200 người chèo đò, mà không phải ngày nào cũng có khách, nên có khi mấy ngày mới có một chuyến chở khách đi...
  10. U

    Non nước Ninh Bình

    Từ đỉnh dốc Quy Linh Bên phải là bến đò Sào Khê, bên trái có ngôi đền Phủ Đột, dòng nước uốn lượn chảy vào trong núi, và đường về sẽ vòng về dòng nước xa tận cùng bên phải.
  11. U

    Non nước Ninh Bình

    Từ Ninh Bình, theo con đường mới mở bên cạnh núi Kỳ Lân, chạy thẳng một lèo, sẽ thấy biển đề khu Du lịch Sinh thái Tràng An ngay bên tay trái. Đường hiện nay là đường bêtông rất rộng, chạy thoải mái. Mỗi tội các cầu đang làm dở, đã xong mố nhưng vẫn chưa có dầm, nên phải theo các đường tránh...
  12. U

    Non nước Ninh Bình

    Khu Tràng An chính là kinh đô Hoa Lư của triều Đinh và Tiền Lê xưa kia. Đền Đinh Lê hiện nay nằm ở phía bắc của toàn khu Hoa Lư. Nhìn từ trên thì có thể thấy đó là một mê cung các dải núi đá vôi. Chỉ cần xây chặn một số đoạn lại là có thể cố thủ vững chắc, tạo thành một tòa thành thiên nhiên...
  13. U

    Non nước Ninh Bình

    Ninh Bình trước đây được nhắc đến nhiều với cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, rừng Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm. Rồi Vân Long - Kênh Gà. Gần đây thì nổi lên là khu du lịch Tràng An, và chùa Bái Đính. Cái gì mới cũng có vẻ hấp dẫn hơn nhỉ, thế nên tớ bắt đầu từ khu mới đó, tức là khu...
  14. U

    Non nước Ninh Bình

    Non nước Ninh Bình Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra...
  15. U

    Lễ bỏ mả của dân tộc Bana - Gia Lai

    Và trong đám đông đó, có 1 cô nàng địu con trông như 1 bông hoa pơ lang rực lên trong đám đồng hun Tôi chả kịp biết tên vì được mời rượu quá xá. Chỉ đến 23 giờ, tôi say điên đảo, chỉ kịp mò về đến nhà là lăn ra võng ngủ. 4h sáng thức giấc vì lạnh, tôi mới mò vào nhà ngủ nốt.
  16. U

    Lễ bỏ mả của dân tộc Bana - Gia Lai

    Cách mộ chừng chục mét, 1 dàn chiêng được treo và đánh rộn rã. Xung quanh là các bã của ghè rượu đã dùng hết, đổ tung tóe Sau khi nhảy múa xong, cả đoàn lại kéo về nhà rông, tạm nghỉ nhưng vẫn khua chiêng trống cho đến tối là buổi uống rượu và nhảy múa. Già nhảy, trẻ nhảy, thanh niên cũng...
  17. U

    Lễ bỏ mả của dân tộc Bana - Gia Lai

    Lễ bỏ mả của dân tộc Bana - Gia Lai Thử nhá Người Bana có tục lệ bỏ mả sau 1 thời gian chôn cất người chết, tiễn hẳn người chết sang một thế giới khác. Sau lễ bỏ mả, mả đó sẽ không còn được trông coi, ngó ngàng gì đến nữa. Có thể ngay sau khi chôn, nhà sẽ làm lễ bỏ mả...
  18. U

    SiLa-bộ tộc nhỏ bé giữa đại ngàn

    Những ngày cuối cùng... Khác với tưởng tượng của tôi về một thầy mo mặt chuột, hàng ria cá chốt, trong bộ đồ bà ba cổ đứng có hai hoặc ba túi màu chàm xanh, đôi mắt ti hí đầy gian xảo luôn liếc nhìn mọi người như trong phim ảnh...; thầy mo Lì Chà Ché ở bản Xì Thau Chải là...
  19. U

    SiLa-bộ tộc nhỏ bé giữa đại ngàn

    ngày cúng bản (tt) Thầy mo cắt đuôi con chó, rồi chôn dưới cổng như một kiểu bùa chú xua đuổi tà ma. Rồi ông lấy trong lon gạo một con ốc tiền (vỏ ốc, rất có giá trị với người Si La để cầu may, lấy phước) và vài sợi lông gà. Tay rải gạo, miệng lâm râm đọc thần chú...
Top